Máy in RFID
Zebra cung cấp mã hóa UHF trong tất cả các danh mục máy in của chúng tôi - công nghiệp, máy tính để bàn, điện thoại di động và thẻ - đảm bảo bạn có giải pháp máy in RFID Zebra phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Bạn có thể dựa vào các nhãn, thẻ và thẻ RAIN RFID được in và mã hóa chính xác để cung cấp dữ liệu đáng tin cậy.
Mục lục bài viết:
Phần 2: Máy in RFID có bao nhiêu loại?
Phân loại máy in RFID theo cách sử dụng
Phân loại máy in dựa trên khả năng tương thích của thẻ RFID
Phần 3: Phương thức hoạt động của máy in RFID
In nhiệt trực tiếp (direct thermal)
In truyền nhiệt (thermal transfer)
Phần 4: Các máy in RFID được sử dụng nhiều nhất hiện nay
Phần 1: Máy in RFID là gì?
RFID Printer hay máy in RFID Zebra là thiết bị in mã vạch, tem nhãn và mã hóa thông tin trên thẻ RFID. Máy in RFID là thiết bị duy nhất hiện nay sử dụng công nghệ tần số radio để tự động hóa quy trình thủ công mã hóa từng thẻ, từ đó giúp tiết kiệm tối đa thời gian cho người sử dụng, quản lý. Các máy in RFID không chỉ có khả năng in các loại thông tin thông thường mà có thể đọc thông tin dạng mã hóa như mã vạch 1D, mã vạch 2D và thông tin dạng mã hóa như đồ họa.
Ngay cả với ứng dụng không yêu cầu in các thông tin lên thẻ thì máy in RFID vẫn có ưu thế hơn hẳn về khả năng tiết kiệm thời gian mã hóa. Các máy in RFID công nghiệp thao tác có thể lên tới 14”/giây là khoảng 6 thẻ/s đối với loại thẻ RFID 2”.
Phần 2: Máy in RFID có bao nhiêu loại?
Có nhiều phương pháp khác nhau để phân loại máy in RFID. Thông thường, người ta phân loại chúng dựa trên 1 số đặc điểm về cách sử dụng và theo thẻ RFID.
Phân loại máy in RFID theo cách sử dụng
Máy in RFID di động
Zebra ZQ510
Loại máy in này không phổ biến như các máy in RFID để bàn hay máy in RFID công nghiệp nhưng chúng mang tới rất nhiều sự tiện lợi. Khả năng hoạt động trong 1 không gian rộng lớn như kho bãi hay nhà xưởng giúp công việc trở nên thuận tiện hơn nhiều so với các máy in cố định.
Máy in RFID công nghiệp
Zebra ZT411
Các máy in RFID công nghiệp chủ yếu là các thiết bị có công suất lớn, mức in lớn hơn 10.000 thẻ mỗi ngày. Máy in RFID công nghiệp có đặc trưng là độ bền cao, có thể sử dụng trong hầu hết các môi trường làm việc khác nhau. Loại máy in này chủ yếu được dùng trong môi trường doanh nghiệp, sản xuất, công xưởng, cho các ứng dụng đòi hỏi số lượng tem nhãn in cực lớn mỗi ngày.
Phân loại máy in dựa trên khả năng tương thích của thẻ RFID
Tần số
Loại máy in mã vạch RFID phổ biến nhất hiện nay chính là máy in RFID thụ động UHF – chúng có bộ mã hóa hoạt động ở dải tần 860-960MHz. Ngoài ra, còn nhiều loại máy in khác như: HF và NFC. Về hình thức các máy in này không có gì quá khác biệt so với UHF, nhưng chúng có bộ mã hóa hoạt động ở dài tần 13,56MHz.
Máy in chuyên dụng
Các máy in chuyên dụng thường được sản xuất cho các mục đích chuyên biệt như: in các loại thẻ cứng hoặc thẻ có lớp chống kim loại. Các loại thẻ RFID cứng thường được tách riêng từng cái một, chứ không ở dạng cuộn như thông thường. Chính vì thế các mày in RFID thông thường sẽ không thể đọc, viết hay in được trên các thẻ RFID này. Vì vậy, chúng ta cần có 1 máy in thẻ chuyên dụng và 1 loại ribbon chuyên dụng để in lên các thẻ nhựa dày và cứng.
Phần 3: Phương thức hoạt động của máy in RFID
In nhiệt trực tiếp (direct thermal)
In nhiệt trực tiếp là tiêu chuẩn trong nhiều ngành công nghiệp cần in văn bản hay hình ảnh một cách nhất quán. Quá trình in nhiệt trực tiếp gồm 2 bước chính:
- Làm nóng đầu in
- Đầu in tiếp xúc với giấy nhạy cảm với nhiệt
Loại giấy này chính là chìa khóa mấu chốt của phương pháp in này. Vì nếu giấy không được phủ hóa chất để cảm nhiệt thì đầu in sẽ không thể tạo ra sự thay đổi về màu sắc khi giấy tiếp xúc với nhiệt.
Giá thành của máy in nhiệt trực tiếp thường đắt hơn so với mực in hay hay máy in LaserJet. Dẫu vậy nhưng đây là loại máy không yêu cầu về mực in thường xuyên nên về lâu dài, bạn sẽ tiết kiệm được nhiều hơn so với việc sử dụng các máy in khác.
Nhược điểm của phương pháp in nhiệt trực tiếp là giấy sử dụng để in rất nhạy cảm với nhiệt, ánh sáng và dễ bị mài mòn. Vì vậy, nếu nhãn đã in tiếp xúc với các yếu tố kể trên sẽ rất dễ dẫn tới tình trạng hư hỏng, mất nhãn.
Phương pháp này không được khuyến khích cho các sản phẩm cần dán nhãn trong thời gian dài vì chúng sẽ bị mờ dần theo thời gian. In nhiệt trực tiếp chủ yếu được sử dụng trong in mã vạch lên nhãn vận chuyển, vé đậu xe, biên lai hay 1 số hoạt động logistics không yêu cầu nhãn có tuổi thọ cao. Hầu hết các máy in di động hiện nay đều sử dụng phương pháp in nhiệt trực tiếp.
In truyền nhiệt (thermal transfer)
Phương pháp in truyền nhiệt thường được sử dụng trong in tem nhãn RFID vì khả năng chống chọi lại các yếu tố môi trường và chúng có tuổi thọ cao.
Với phương pháp này, người sử dụng cần mua thêm 1 dải băng truyền nhiệt. Đây là 1 khoản chi phí bổ sung của in truyền nhiệt so với phương pháp in nhiệt trực tiếp. In truyền nhiệt bao gồm:
- Quá trình làm nóng dầu in và ép nó vào mặt sau của ruy băng nhiệt
- Đầu in được làm nóng sẽ làm nóng chảy ruy băng và chuyển màu lên mặt trước của tem nhãn, từ đó văn bản/hình ảnh sẽ được in ra.
Ưu điểm của phương pháp này là mực ít bị phản ứng với nhiệt, ánh sáng hay mài mòn, từ đó tuổi thọ của nhãn sẽ được kéo dài. Ngoài ra, việc có 1 dải ruy băng ở giữa đầu in và nhãn hoạt động như 1 bộ đệm giúp loại bỏ các vật thể lạ như chất bẩn hay bụi khỏi văn bản hay hình ảnh, từ đó góp phần kéo dài tuổi thọ của đầu in.
Hạn chế của phương pháp in truyền nhiệt là bạn cần có thêm 1 khoản chi phí để mua phần dải băng thì máy in mới có thể hoạt động được.
Phần 4: Các máy in RFID được sử dụng nhiều nhất hiện nay
Dưới đây là một số loại máy in RFID được sử dụng nhiều nhất trong các doanh nghiệp, nhà máy, kho bãi, cửa hàng hiện nay:
Máy in Zebra ZT510 (203 dpi, 300 dpi)
Zebra ZT510
(Part No.: ZT51043-T0P0000Z)
Máy in mã vạch công nghiệp Zebra ZT510 300dpi
Thiết kế góc cạnh, mạnh mẽ
Công nghệ in nhiệt: Trực tiếp và gián tiếp
In chiều rộng tối đa: 104mm
Tốc độ in: 12ips
Độ phân giải: 300dpi
Bộ nhớ: 512 MB RAM, 2GB Flash
Mã hoá mã vạch: 1D và 2D
Cổng giao tiếp: USB, RS232, Ethernet
Màu: xám
Máy in Zebra ZT411
Máy in mã vạch hiệu Zebra ZT411-203dpi (Part No.: ZT41142-T0P0000Z)
ZEBRA ZT41142-T0P0000Z
TT Printer ZT411; 4", 203 dpi, UK/AU/JP/EU Cords, Serial, USB, 10/100 Ethernet, Bluetooth 4.1/MFi, USB Host, EZPL
Máy in mã vạch hiệu Zebra ZT411-300dpi (Part No.: ZT41143-T0P0000Z)
ZEBRA ZT41143-T0P0000Z
TT Printer ZT411; 4", 300 dpi, UK/AU/JP/EU Cords, Serial, USB, 10/100 Ethernet, Bluetooth 4.1/MFi, USB Host, EZPL
Zebra ZT411
Máy in tem công nghiệp Zebra ZE521 (203dpi, 300dpi, Rfid)
Độ phân giải: 203 dpi hoặc 300 dpi
Khả năng in: tem nhãn, mã vạch
Kết nối: USB, Ethernet, RS-232, Bluetooth, Wi-Fi
Bộ nhớ: 512 MB RAM, 2 GB Flash
Kích thước: 12.4 x 10.3 x 19.3 inch
Tốc độ in: Lên đến 14 inches/giây (356 mm/giây).
Độ rộng đầu in: 4,09 inch (104 mm).
Zebra ZE521
Hiện nay trên thị trường, Zebra Tech VN chính là nhà phân phối chính hãng với đa dạng thiết bị của Zebra tại Việt Nam cùng giá thành ổn định cũng như chế độ hậu mãi tốt nhất.
Hãy liên hệ ngay với Zebra Tech VN theo hotline 0903 237 618 để được hỗ trợ và hưởng nhiều ưu đãi.